Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một ngày nào đó máy tính của bạn gặp sự cố và Firefox không khởi động được? Bạn sẽ có thể mất hết các thiết lập, hay nhiều trang web hay lưu trong Bookmarks sau một thời gian dài sử dụng... Để phục hồi lại những thành phần đã sao lưu, bạn vào Tools>FEBE>Restore, chọn thành phần mà bạn muốn phục hồi và chọn tập tin tương ứng trong thư mục chứa các tập tin sao lưu để phục hồi.
Việc sao lưu các thành phần của Firefox sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn cho các dữ liệu được lưu trong trình duyệt của mình. Ngoài ra, khi tiến hành sao lưu, bạn cũng có thể dễ dàng di chuyển các thiết lập và các thành phần của Firefox từ máy tính này sang máy tính khác. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn làm việc này.
1. Sử dụng Extension FEBE (Firefox Extension Backup Extension)
Febe là một thành phần mở rộng của Firefox, giúp bạn dễ dàng sao lưu các thiết lập và những thành phần đi kèm khác của Firefox như các Extensions, Themes, Bookmarks, Cookies, History, Username và Passwords,…
Bạn truy cập vào https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/2109 để tiến hành cài đặt FEBE. Sau khi cài đặt và khởi động lại Firefox, ta sẽ tiến hành thiết lập cho Extension này.
Bạn vào Tools > FEBE > FEBE Options và chọn những thành phần cần sao lưu trong danh sách ở phần Backup Items. Nếu ở phần Backup type, bạn chọn Full profile, FEBE sẽ backup tất cả các thành phần thành một tập tin duy nhất. Ngược lại, mỗi thành phần sẽ được sao lưu thành một tập tin riêng. Sau đó, bạn nhấp qua phần Directory và chỉ định một thư mục trên đĩa cứng hay trên USB để chứa các tập tin sao lưu.
Để tiến hành sao lưu, bạn vào Tools > FEBE > Perform Backup để thực hiện việc sao lưu. Các tập tin sao lưu sẽ được đặt ở thư mục mà bạn đã chỉ định ở trên. Sau khi sao lưu, một Tab mới sẽ được mở ra để thông báo sao lưu thành công.
Các tùy chọn sao lưu của FEBE
Với cách này, bạn chỉ có thể sao lưu các thiết lập của trình duyệt. Các thiết lập này được Firefox lưu trên một tập tin có tên prefs.js và được đặt trong thư mục cài đặt Firefox. Theo mặc định, thư mục này sẽ là x:\Program Files\Mozilla Firefox\defaults\profile (với x là tên ổ đĩa tương ứng trên máy tính). Nếu không tìm thấy bạn có thể vào Start>Search>For Files or Folders và gõ tên file prefs.js để tìm tập tin này.
Sau khi đã tìm thấy tập tin prefs.js, bạn chỉ việc copy tập tin này vào một nơi khác an toàn trên đĩa cứng hay USB để sao lưu nó.
Để di chuyển những thiết lập của Firefox sang máy khác hay để phục hồi lại những thiết lập mà bạn đã sao lưu trên máy tính của mình, bạn chỉ việc tìm đến file prefs.js hiện có, và dùng file prefs.js mà bạn đã sao lưu để chép đè lên file này, sau đó khởi động lại trình duyệt.
Nếu bạn phải sử dụng chung một máy tính với nhiều người khác nữa, thì những chỉnh sửa hay thay đổi các thiết lập sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến người khác. Và để khắc phục bất tiện này, Firefox đã cung cấp cho người sử dụng một tiện ích nâng cao, theo đó, bạn có thể tạo cho mình những profile khác nhau, ứng với mỗi người sử dụng. Mỗi Profile có thể tự thiết lập các tùy chọn như những trang web bookmark, password và cài đặt các extension mà không làm ảnh hưởng đến các Profile khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều người sử dụng nhưng lại không làm chồng chéo lên nhau.
Điều đầu tiên bạn cần biết khi sử dụng tiện ích này, đó là dữ liệu của những profile này sẽ được chứa ở đâu trên ổ cứng. Điều này là cần thiết vì nó có thể giúp bạn sao lưu lại những thiết lập trên mỗi profile trong trường hợp bạn cần phải cài đặt lại Firefox. Thông thường, trong Windows Vista/XP thì những profile này được chứa trong C:\Documents and Settings\[User Name]\Applications\Data\Mozilla\Firefox\Profiles\ với phân vùng ổ đĩa C là phân vùng ổ đĩa hệ thống, [User Name] là tên tài khoản bạn đang sử dụng trên máy tính (thông thường là Administrator)
Để đơn giản, bạn có thể click Start, chọn Run và điền %AppData% vào hộp thoại và nhấn Enter. Lập tức, folder chứa dữ liệu của các ứng dụng sẽ xuất hiện, trong đó có folder Mozilla của Firefox. Bạn click đôi vào folder này, click đôi tiếp vào folder Firefox bên trong đó sẽ thấy folder Profiles, đây là nơi chứa thông tin dữ liệu của các Profiles được tạo ra.
Quản lý Profile: Thông thường, ngay sau khi cài đặt Firefox thì bạn đã được tạo cho mình 1 profile mặc định. Để tự tạo cho mình những profile mới hoặc quản lý, xóa các profile cũ thì bạn cần phải sử dụng công cụ Profile Manager.
- Đầu tiên, bạn click Start, chọn run và điền firefox.exe –ProfileManager và nhấn Ok. - Bây giờ, bạn có thể thấy cửa sổ giao diện của công cụ Profile Manager. Tại đây, bạn có thể dễ dàng tạo cho mình một Profile để sử dụng hoặc xóa đi những Profile đã được tạo ra trước đó. Tuy nhiên cần lưu ý khi xóa một Profile, bởi vì những thiết lập, các extension được cài đặt trên profile đó sẽ bị xóa. Trong trường hợp bạn tạo 1 profile trùng tên với profile trước đó, thì profile được tạo trước đó cũng sẽ bị xóa. - Bước tiếp theo, bạn điền tên muốn đặt cho Profile sắp tạo ra. Bạn thậm chí có thể chọn cho mình một thư mục khác thưc mục mặc định đã nói ở trên để chứa dữ liệu cho Profile này. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn cứ chứa những dữ liệu này trong thư mục mặc định. Và cuối cùng nhấn Finish để kết thúc quá trình này. Trong trường hợp bạn muốn xóa đi một Profile đã tạo ra, bạn mở lại cửa sổ Profile Manager, chọn Profile vừa được tạo ra trên danh sách và click vào Delete Profile. Bây giờ, mỗi khi bạn kích hoạt Firefox, cửa sổ Profile Manager sẽ hiện ra yêu cầu bạn chọn Profile để hoạt động. Điều này có nghĩa là bạn có thể tạo nhiều Profile khác nhau, ứng với mỗi người sử dụng sẽ là một Profile, rất tiện lợi bởi vì những thiết lập cài đặt trên Profile này sẽ không làm ảnh hưởng đến Profile khác. Sao lưu Profile: Trong trường hợp bạn gỡ bỏ Firefox, hoặc tệ hơn là cài đặt lại Windowns, bạn có thể sao lưu lại dữ liệu của các Profile này để sử dụng về sau. Sao lưu dữ liệu trên Profile của bạn là một việc đơn giản. Chỉ cần thực hiện theo các bước sau : - Việc còn lại của bạn là copy thư mục profile đó ra bất cứ nơi nào bạn muốn (có thể là ổ cứng di động, hoặc CD…), bây giờ bạn có thể an tâm gỡ bỏ Firefox và cài lại hoặc cài lại Windows. Di chuyển Profile hoặc khôi phục lại các Profile đã đuợc sao lưu trước đó: Bạn có thể dễ dàng di chuyển các Profile từ máy này sang máy khác. Điều này cũng giống như bạn di chuyển các tùy chọn, các Extension… từ máy bạn qua máy khác trong trường hợp bạn phải sử dụng Firefox ở máy khác. Để làm điều này, bạn thực hiện theo các bước sau : - Đầu tiên, bạn tắt chương trình Firefox. - Tiếp theo, di chuyển thư mục Profile đã được sao lưu trước đó, hoặc thư mục đã được copy từ máy của bạn, dán vào thư mục Profile trên máy tính mới có sử dụng Firefox (cách tìm thư mục Profiles này đã đuợc hướng dẫn ở đầu bài.) Bây giờ, để sử dụng Profile đã được di chuyển này, bạn mở file profiles.ini có trong thư mục Profiles bằng chương trình wordpad. Đây là file chứa đường dẫn mặc định của profile trong Firefox. Nội dung của file bao gồm những Profile bạn đã tạo ra, ứng với mỗi Profile sẽ có một đường dẫn. Chẳng hạn, bạn đã di chuyển Profile 0, bạn tìm đến dòng Path=Profiles/a780d98y.default ở dưới dòng Profiles 0. Đây là đường dẫn chứa Profile 0 để Firefox có thể nhận ra và sử dụng. Bây giờ, bạn thay đổi dòng này thành đường dẫn mà mới mà bạn đã chứa Profile này. Chẳng hạn patch = D:\Profiles\a780d98y.defaut (nếu bạn di chuyển Profile này vào ổ đĩa D:\Profiles) Trong trường hợp bạn điền đường dẫn không chính xác, để không gặp sự cố khi kích hoạt Firefox, bạn sửa lại giá trị ở hàng IsRelative từ 1 thành 0. Cuối cùng, bạn save file profiles.ini và bắt đầu khởi động Firefox. Bây giờ, mỗi khi bạn kích hoạt Firefox, cửa sổ Profile Manager sẽ hiện ra yêu cầu bạn chọn Profile để sử dụng. Bạn có thể tạo nhiều Profile khác nhau để có thể sử dụng mà không làm ảnh hưởng đến các Profile khác. Điều này sẽ rất tiện lợi nếu bạn phải sử dụng chung máy tính với nhiều người.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét